Danh hieäu A Di Ñaø Phaät quaû thöïc ñuùng laø voâ thöôïng chuù
Quaû thöïc ñuùng laø voâ ñaúng ñaúng chuù

thegioicuclac.vn

THẾ GIỚI CỰC LẠC KHÔNG CÓ BIÊN TẾ, NHƯ VẬY NGHĨA LÀ SAO?

THẾ GIỚI CỰC LẠC

KHÔNG CÓ BIÊN TẾ,

 NHƯ VẬY NGHĨA LÀ SAO?

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Còn phải xem nghiệp chướng của họ, nghiệp chướng mỏng rất dễ khai ngộ, nghiệp chướng sâu nặng khó khai ngộ. Khó cũng không sao, thời gian rất dài, đời đời kiếp kiếp về sau chắc chắn được Chư Phật Như Lai quan tâm.

Đệ tử Phật Môn, không bỏ một ai, đây là thật không phải giả. Ta phê bình Chư Phật Như Lai, cự tuyệt Chư Phật Như Lai, thậm chí là hủy diệt Chư Phật Như Lai.

Thật ra có hủy diệt được chăng?

Không thể, tất cả pháp bất sanh bất diệt, sao ta hủy diệt được?

Như Chư Phật Như Lai vĩnh viễn dùng thiện ý đối với ta, dùng lòng yêu thương đối với ta, rất tuyệt vời. Lòng thương biến pháp giới, thiện ý khắp Ta Bà. Vì thế Phật mới thật sự là pháp hỷ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỷ. Bất luận ta dùng thái độ gì đối với Ngài, tôn kính thì Ngài hoan hỷ, sỉ nhục Ngài cũng hoan hỷ, quả là không thể nghĩ bàn.

Đây là gì?

Là thấu rõ tận cùng chân tướng các pháp, cảnh giới này tự nhiên hiện tiền, cũng là pháp nhĩ như thị. Chúng ta cần phải hiểu, cần phải học. Học tập, phương pháp vi diệu nhất là chấp trì danh hiệu, công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn.

Chúng ta xem tiếp chương sau: Ngã tác Phật thời, sở cư Phật sát, quảng bác nghiêm tịnh, quang oánh như kính, triệt chiếu thập phương, vô lượng vô số, bất khả tư nghị, Chư Phật Thế Giới, chúng sanh đổ giả, sanh hy hữu tâm, nhược bất nhĩ giả, bất thủ chánh giác. Đoạn bên dưới là hương quang phổ nhiếp.

Phổ nhiếp vô lượng vô số Thế Giới Chư Phật không thể nghĩ bàn, đây là nguyện triệt chiếu thập phương thứ bốn mươi hai.

Chúng ta xem chú giải của Hoàng Niệm Lão: Nguyện triệt chiếu thập phương thứ bốn mươi hai bên phải. Quảng bác tức rộng lớn vô biên, nghiêm tịnh là trang nghiêm thanh tịnh, quang oánh là quanh minh trong suốt, triệt chiếu tức là không có điểm vi tế nào không hiển lộ, không có điểm xa nào không thấy.

Chúng ta nói mấy câu này trước, đây là nói rõ về Thế Giới Cực Lạc. Khi ta làm Phật. Ta là Phật A Di Đà tự xưng. Khi Phật A Di Đà tu hành thành Phật viên mãn, cõi nước Ngài cư trú, thông thường cũng dịch nó thành cõi nước Phật, chúng tôi phương tiện giảng giải để mọi người dễ hiểu, cho nên tôi thường gọi là Đạo Tràng, Đạo Tràng Ngài cư trú.

Đạo Tràng này rất lớn, Đạo Tràng này chính là Thế Giới Cực Lạc, mấy câu này đều là hình dung. Quảng bác là rộng lớn không có biên giới.

Địa Cầu chúng ta có biên tế chăng?

Có.

Hệ thái dương có biên tế chăng?

Cũng có.

Hệ ngân hà có biên tế chăng?

Vẫn là có.

Thế Giới Cực Lạc không có biên tế, như vậy nghĩa là sao?

Trong Kinh Di Đà nói rất rõ ràng, Thế Giới Cực Lạc ở phương Tây của Thế giới Ta Bà, cách đây mười vạn ức cõi nước Phật. Người có nghiên cứu Kinh Điển đều biết, Phật thuyết pháp không có nói pháp nào nhất định. 

Nguyên tắc Phật giảng Kinh thuyết pháp là nương vào Nhị đế, Nhị đế là Chân đế và Tục đế. Tục đế là nói theo tri kiến của chúng sanh, dễ hiểu, là thường thức của chúng ta, rất dễ hiểu.

Nếu theo Chân đế thì rất khó hiểu, Chân đế là gì?

Là những gì Ngài chứng được. Chúng ta không hiểu. Ví dụ nói hiện tượng tinh thần, hiện tượng vật chất, chúng ta dễ hiểu. Nhưng nói tướng tức vô tướng, vô tướng tức tướng, điều này rất khó hiểu. Ngài nói ngoài vạn ức cõi nước Phật, có một Thế giới tên là Cực Lạc chúng ta dễ hiểu.

***