Danh hieäu A Di Ñaø Phaät quaû thöïc ñuùng laø voâ thöôïng chuù
Quaû thöïc ñuùng laø voâ ñaúng ñaúng chuù

thegioicuclac.vn

QUÝ VỊ TẠO NHỮNG ÁC NGHIỆP, HƯỞNG HẾT PHƯỚC, TAI HỌA SẼ ĐẾN, NỢ MẠNG PHẢI ĐỀN MẠNG, THIẾU NỢ PHẢI TRẢ TIỀN

QUÝ VỊ TẠO NHỮNG ÁC NGHIỆP,

HƯỞNG HẾT PHƯỚC, TAI HỌA SẼ

ĐẾN, NỢ MẠNG PHẢI ĐỀN MẠNG,

THIẾU NỢ PHẢI TRẢ TIỀN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Hết thảy chúng sanh ai nấy đều có phần nơi ba học vị tu học trong Phật Pháp. Chỉ cần quý vị chẳng chấp trước hết thảy các pháp, chúc mừng quý vị đã đạt được học vị thứ nhất là A La Hán.

Đạt được học vị này, lục đạo chẳng còn nữa, vì sao?

Lục đạo do chấp trước biến hiện, không có chấp trước sẽ chẳng có lục đạo. Không có phân biệt sẽ chẳng có Tứ Thánh pháp giới, sẽ chẳng có Cõi Phương tiện hữu dư, địa vị nâng cao lên thành Bồ Tát, chánh đẳng, chánh giác.

Tiến thêm bước nữa, không chỉ chẳng chấp trước, chẳng phân biệt, ngay cả khởi tâm động niệm cũng buông xuống, chúc mừng quý vị, quý vị lại tiến thêm bước nữa, đạt đến tột đỉnh, thành vô thượng, chánh đẳng, chánh giác, đạt được học vị tối cao là Phật Đà.

Phật Đà giống như học vị tiến sĩ trong nhà trường hiện thời, Bồ Tát là học vị thạc sĩ, A La Hán là học vị học sĩ, cử nhân, quý vị đã thành tựu.

Cả ba học vị ấy đều chưa đạt được, dẫu học Phật, dụng công cách nào đi nữa, quý vị chẳng thể thoát khỏi lục đạo luân hồi, biến toàn bộ những gì đã tu học thành phước báo thế gian, tương lai sẽ đi về đâu?

Đến Dục Giới Thiên, Sắc Giới Thiên, Vô Sắc Giới Thiên để hưởng phước.

Quý vị phải hiểu: Hưởng hết phước, nhưng còn có tội báo, chớ nên không biết điều này. Quý vị tạo những ác nghiệp, hưởng hết phước, tai họa sẽ xảy đến, nợ mạng phải đền mạng, thiếu nợ phải trả tiền.

Chúng ta thật sự hiểu rõ ràng chân tướng sự thật này, chẳng còn nợ mạng chúng sanh nữa, quyết định chẳng sát sanh, chẳng gây thương tích, tổn hại chúng sanh, không còn chiếm tiện nghi của người khác, chẳng thiếu nợ.

Nghèo hèn, khốn quẫn đến chết, vẫn cam tâm bằng lòng chịu chết, vẫn không tham một chút tiện nghi, cũng chẳng đoạt lấy sanh mạng của chúng sanh để duy trì mạng sống của chính mình, nếu đoạt lấy là sai rồi.

Do lẽ nào?

Thân chẳng phải là ta, thân có sanh diệt, linh tánh bất sanh bất diệt, ta phải chiếu cố linh tánh, chớ nên chiếu cố cái thân này, người hiểu rõ sẽ làm như vậy.

Quyết định chẳng ích kỷ, tự lợi. Trong một đời người, đáng quý nhất là hiểu rõ, người đã hiểu rõ được gọi là Thánh Nhân. Người Hoa gọi người đã hiểu rõ là Thánh Nhân, người Ấn Độ gọi là Phật. Quý vị hãy nhìn vào ý nghĩa của chữ Phật, đó là chữ phiên âm, mang ý nghĩa là giác giả, tức bậc giác ngộ.

Người Trung Quốc gọi bậc giác ngộ là Thánh Nhân, Thánh có nghĩa là gì?

Người hiểu rõ, chẳng hồ đồ, đã hiểu rõ rồi. Phật chẳng mê hoặc, đã giác ngộ. A La Hán, Bồ Tát đều đã giác ngộ, nhưng chưa viên mãn, đạt đến giác ngộ viên mãn rốt ráo sẽ gọi là Phật. Chúng ta nhất định phải lý giải chính xác ý nghĩa của những danh từ này thì học Phật mới học được này nọ, thụ dụng chân thật.

***