Danh hieäu A Di Ñaø Phaät quaû thöïc ñuùng laø voâ thöôïng chuù
Quaû thöïc ñuùng laø voâ ñaúng ñaúng chuù

thegioicuclac.vn

NIỆM PHẬT LÂU NGÀY, TÂM THÀNH TỪ BI, TƯỚNG MẠO CŨNG NHU HÒA, THỂ HIỆN RA TƯỚNG

NIỆM PHẬT LÂU NGÀY, TÂM THÀNH

TỪ BI, TƯỚNG MẠO CŨNG NHU HÒA,

THỂ HIỆN RA TƯỚNG

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Ví dụ thứ nhất là Phật nghĩ đến chúng sanh, nhưng chúng sanh trọn chẳng nghĩ đến Phật. Nếu cả hai nhớ nghĩ lẫn nhau bèn cảm ứng đạo giao.

Cha mẹ nghĩ đến con cái thì chỉ một đời, đời sau chẳng còn gặp gỡ, dẫu có gặp nhau cũng chẳng nhận biết. Đối với chúng sanh, Phật nghĩ nhớ đời đời kiếp kiếp chẳng đoạn, tâm Ngài đối với chúng sanh chỉ có người chứng quả mới nhận hiểu nổi.

Phật nói hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh, câu nói ấy là chân lý và cũng là sự thật. Hết thảy pháp thế gian, xuất thế gian đều do tâm tưởng sanh, chúng sanh là chúng sanh trong tâm Phật. Chư Phật là Phật trong tâm chúng sanh, tâm tâm tương đồng. Nếu chẳng phải là tự tánh biến hiện, sẽ chẳng thể có cảm ứng.

Lúc khởi tâm niệm Phật, tâm ấy biến thành cái tâm có Đức Phật ba mươi hai tướng, tâm là chủ tể. Niệm Phật lâu ngày, tâm thành từ bi, tướng mạo cũng nhu hòa, thể hiện ra tướng, ta thường nói tướng tùy tâm chuyển.

Trong sách chú giải Quán Kinh, Thiện Đạo Đại Sư viết: Chín phẩm vãng sanh đều là do gặp duyên sai khác. Vừa nghe đến pháp môn niệm Phật, bèn tin tưởng ngay lập tức, tiếp nhận, chết một lòng niệm Phật, ấy chính là người thiện căn chín muồi, người ấy một đời niệm Phật nhất định đắc lực.

Còn như người thiện căn chưa chín muồi, gặp duyên là điều rất quan trọng. Lâm chung, gặp bạn lành, nhất tâm bất loạn, niệm Phật vãng sanh, có thể lay động túc căn trong quá khứ, chuyên tâm niệm Phật mau được thành tựu.

***