Danh hieäu A Di Ñaø Phaät quaû thöïc ñuùng laø voâ thöôïng chuù
Quaû thöïc ñuùng laø voâ ñaúng ñaúng chuù

thegioicuclac.vn

KHÔNG THỂ ĐỒNG SỰ VỚI TẤT CẢ CHÚNG SANH THÌ LÀM SAO CÓ THỂ GIÚP ĐỠ TẤT CẢ CHÚNG SANH QUAY ĐẦU?

KHÔNG THỂ ĐỒNG SỰ VỚI TẤT

CẢ CHÚNG SANH THÌ LÀM SAO

CÓ THỂ GIÚP ĐỠ TẤT CẢ

CHÚNG SANH QUAY ĐẦU?

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Pháp thân Bồ Tát, Viên Giáo Sơ Trụ trở lên, chấp ngã, chấp pháp đều phá rồi, quả thật đúng là hoàn toàn tương ưng với lìa tứ tướng, lìa tứ kiến mà trong Kinh Kim Cang đã nói: Không tướng ngã, không tướng nhân, không tướng chúng sanh, không tướng thọ giả. Không những tứ tướng không còn, mà tư kiến ý niệm này cũng không có, như vậy mới có thể đồng sự viên mãn.

Không thể đồng sự với tất cả chúng sanh thì làm sao có thể giúp đỡ tất cả chúng sanh quay đầu?

Trong Tứ Nhiếp lấy ý nghĩa đồng sự làm chủ. Dùng cách nói hiện nay mà nói, nếu bạn muốn giúp đỡ chúng sanh, muốn giáo hóa chúng sanh thì bạn nhất định không thể xa rời chúng sanh.

Bạn xa rời chúng sanh thì còn có cơ duyên gì để giúp đỡ họ?

Trong Phật Pháp thường nói rộng kết pháp duyên, đồng sự là kết pháp duyên.

Pháp duyên kết ở chỗ nào vậy?

Ở mọi lúc, mọi nơi. Việc này rất quan trọng. Tuyệt đối không được nói, đợi sau khi tôi học thành rồi, sau đó mới kết duyên với chúng sanh, vậy là không kịp rồi. Năm xưa tôi mới đến Đài Trung gần gũi lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, thầy chỉ dạy chúng tôi, ở mọi lúc mọi nơi thường nhắc nhở chúng tôi không nên quên kết duyên với đại chúng.

Kết duyên không nhất thiết là vật phẩm, không nhất thiết là tiền bạc, không nhất thiết là tài vật, mà nhất định phải chung sống thân thiết với đại chúng cái này không cần tiền, không cần lễ vật gì cả, dứt khoát không được phép xa rời quần chúng, thầy nói với học trò chúng tôi.

Pháp Sư giảng Kinh hoằng pháp, quý vị phải biết rằng, vị Pháp Sư này không nhất định là người xuất gia, cư sĩ tại gia giảng Kinh thuyết pháp cũng gọi là Pháp Sư. 

Pháp Sư là không phân biệt nam nữ, già trẻ. Không phân biệt tại gia hay xuất gia. Thuật ngữ ở trong Phật Giáo, Hòa Thượng cũng không phân biệt tại gia hay xuất gia, cũng không phân biệt già trẻ, nam nữ. Hòa Thượng là tiếng Ấn Độ, ý nghĩa là Thân giáo sư.

Vị thầy trực tiếp chỉ dạy ta thì chúng ta gọi là Hòa Thượng. Tôi học với lão sư Lý Bỉnh Nam, thì lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam chính là Hòa Thượng của tôi, chính bản thân thầy chỉ dạy tôi. Chỉ có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni thì nhất định là người xuất gia, người tại gia không được xưng.

Cho nên thuật ngữ ở trong Kinh Phật, Hòa Thượng, Pháp Sư, A Xà Lê đều không phân biệt tại gia hay xuất gia, cũng không phân biệt già trẻ nam nữ. Bạn đã phát tâm ra giảng Kinh hoằng pháp, bạn nhất định phải có thính chúng. Thính chúng nhiều ít là do pháp duyên của bạn. 

Nếu như bình thường bạn không gần gũi đại chúng, tương lai bạn học Kinh Giáo biết rồi, thầy Lý nói, bạn giảng Kinh hoa Trời rơi rụng nhưng không có người nghe.

Tại sao vậy?

Vì không có pháp duyên. Bạn mới biết, kết pháp duyên quan trọng biết bao.

Chúng ta ngày nay muốn rộng độ chúng sanh, muốn đoàn kết các Tôn giáo và chủng tộc khác nhau trên Thế Giới, cái duyên này đến đâu để kết vậy?

Ngày nay ở Cư Sĩ Lâm có duyên thù thắng, chủ nhật hằng tuần, từng Tôn giáo một ở nơi đó giảng Kinh. Trừ phi là có việc quan trọng, không có việc quan trọng, tôi nhất định đi nghe.

Tại sao vậy?

Tôi kết duyên với Tôn giáo đó. Đây là điều mà các đồng tu phải biết. Tôn giáo khác nhau, chủng tộc khác nhau, cơ hội kết duyên này rất ít, rất hiếm có, gặp được cơ hội này nhất định phải nắm lấy. Chúng ta chịu kết duyên với họ, tương lai chúng ta hoằng pháp, họ sẽ hoan hỷ đến nghe.

Bạn không kết duyên với người ta, khi bạn thành Phật rồi, bạn độ chúng sanh ít. Người thắng duyên độ chúng sanh nhiều, đạo lý là ở chỗ này.

Tại sao Phật A Di Đà trong Chư Phật được gọi là sáng nhất trong ánh sáng, Vua của các Phật?

Do pháp duyên của Phật A Di Đà thù thắng nhất. Chúng ta mới biết, lúc Ngài còn ở nhân địa, chắc chắn là mỗi một lần có cơ duyên đồng sự với chúng sanh, Ngài tuyệt không từ bỏ, nên duyên của Ngài mới thù thắng như vậy.

***