Danh hieäu A Di Ñaø Phaät quaû thöïc ñuùng laø voâ thöôïng chuù
Quaû thöïc ñuùng laø voâ ñaúng ñaúng chuù

thegioicuclac.vn

BUÔNG BỎ CHẤP TRƯỚC, CHÍNH LÀ ĐOẠN TẬN KIẾN TƯ PHIỀN NÃO

BUÔNG BỎ CHẤP TRƯỚC, CHÍNH LÀ 

ĐOẠN TẬN KIẾN TƯ PHIỀN NÃO

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Phật Giáo là gì?

Phật Giáo chính là nghiên cứu về chính mình, hiểu rõ ràng minh bạch về mình, dạy học như vậy gọi là Phật Giáo.

Trong Phật Pháp đại thừa nói rất rõ: Ngoài tâm không có pháp, ngoài pháp không có tâm, tất cả pháp duy tâm sở hiện, duy tâm sở biến. Tâm là chính mình, thức cũng là chính mình. Tâm là chân tâm của mình, thức là vọng tâm của mình, rời chính mình thì không còn Phật Pháp.

Phật Pháp là nói đến chính mình, nói về mình một cách thấu triệt, một cách tuyệt đối. Thật sự đã rõ ràng minh bạch, chúng ta gọi người này là thành Phật. Chưa rõ ràng minh bạch gọi quý vị là Bồ Tát.

Phật Kinh ngữ thâm, câu này chúng ta phải lý giải ý nghĩa chân thật của nó, nếu quý vị dùng chân tâm nó sẽ không thâm sâu, dùng vọng tâm nó rất thâm sâu, căn bản nghe không hiểu.

Hiện nay Phật Giáo suy yếu đến tận cùng, có thể phục hưng chăng?

Rất khó, quả thật rất khó, vì sao?

Vì tìm không thấy người dùng chân tâm, dùng chân tâm học Phật sẽ không khó.

Hiện nay được mấy người dùng chân tâm?

Mấy người hiểu được chân tâm?

Chân tâm là gì?

Trong Kinh Phật có câu miêu tả chân tâm này, đó là chân tâm ly niệm, không có vọng niệm, đây chính là chân tâm.

Chúng ta có thể tìm thấy người không có vọng niệm chăng?

Tìm không thấy. Từ sáng đến tối vọng niệm này nối tiếp niệm kia, khi ngủ cũng không ngừng, điều này quả thật phiền phức.

Trong Kinh Điển đại thừa nói rất hay, vọng niệm có nguồn gốc, có ngọn ngành. Nguồn gốc của khởi tâm động niệm, trong Kinh Điển Đại Thừa gọi nó là vô thỉ vô minh. Từ vô thỉ vô minh diễn biến nặng hơn, chính là trần sa phiền não.

Trần sa là miêu tả nhiều, rất nhiều, đếm không hết. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói là phân biệt, tâm phân biệt là vọng tâm, không phải chân tâm. Diễn biến tiếp đến mức nghiêm trọng nhất, chính là kiến tư phiền não.

Trong Kinh Hoa Nghiêm gọi nó là chấp trước. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói vọng tưởng phân biệt chấp trước, thông thường giáo lý đại thừa gọi là vô thỉ vô minh. Vô minh phiền não, trần sa phiền não, kiến tư phiền não. Danh xưng không giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn tương đồng. Đức Phật nói nếu có thể buông bỏ được kiến tư phiền não.

Cũng có nghĩa là lục căn tiếp xúc với cảnh giới lực trần, mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi hương, lưỡi nếm vị đều không chấp trước, quý vị đã chứng quả A La Hán, vì sao vậy?

Buông bỏ chấp trước, chính là đoạn tận kiến tư phiền não. Ba loại phiền não lớn, đoạn tận loại này, đoạn tận loại này lục đạo sẽ không còn.

Do đây mà biết, lục đạo từ đâu mà có?

Kiến tư phiền não biến hiện ra. Có kiến tư phiền não, liền có hiện tượng luân hồi lục đạo, huyễn tướng này sẽ tồn tại. Nếu chúng ta không còn chấp trước, ý niệm chấp trước đều không còn, lục đạo sẽ không còn, vì nó là giả.

***